Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Cùng một tên gọi chung là hoa hồng nhưng loại hoa này có đến hơn 100 loài khác nhau đa dạng về màu sắc và hình dáng, phân bố rải rác từ vùng ôn đới đến nhiệt đới. Phần lớn hoa hồng có nguồn gốc bản địa châu Á, một số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, Tây Bắc Phi.

Ở Việt Nam, hoa hồng cũng rất được yêu thích bởi vẻ đẹp cũng như những ý nghĩa mà nó ẩn chứa. Hiện tại, có khoảng 50 loại hoa hồng tự nhiên và lai tạo được trồng ở nước ta, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Lâm Đồng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về cách chăm sóc hoa hồng trong chậu để bạn có những chậu hoa hồng thật đẹp nhé.

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Đặc trưng của hoa hồng

Hoa hồng là loại hoa thuộc nhóm thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành. Thân và cành cây hoa hồng có nhiều gai cong.

Lá cây hoa hồng là lá kép lông chim. Ở các cuống có lá kèm nhẵn, mỗi lá thường có 3 – 5 hoặc 7 – 9 lá con. Xung quanh viền lá còn có nhiều răng cưa nhỏ, dày chi chít. Tùy loại hoa hồng mà răng cưa này nông hay sâu, lá màu đậm hay nhạt hoặc có thể có dạng lá khác nữa.

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Hoa hồng cũng rất được yêu thích bởi vẻ đẹp cũng như những ý nghĩa mà nó ẩn chứa

Hoa hồng có nhiều chủng loại, màu sắc và kích thước khác nhau. Trên cụm hoa có thể có 1 hay hoặc một vài hoa tập trung ở cuống dài. Mỗi bông hoa hồng có nhiều cánh. Các cánh hồng cuộn tròn, xếp tròn thành nhiều vòng quanh một hình nón nhọn có dạng giọt nước mắt tròn ở giữa, siết chặt hay lỏng lẻo tùy loại.

Hoa hồng biết như là loài hoa lưỡng tính. Nhị đực và nhụy cái có trên một hoa, các nhị đực dính vào nhau và nhị bao quanh vòi nhụy. Khi phấn hoa chín sẽ rơi lên trên đầu nhụy và có thể tự thụ phấn.

Đài hoa có màu xanh. Quả hình trái xoan, trên đỉnh có cánh đài còn sót lại. Hạt hoa hồng nhỏ có lông, lớp vỏ dày nên khả năng nảy mầm rất kém.

Hoa hồng có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm nên dễ bị dập nát. Trên mỗi cây, có thể có 1 màu hoa, nhưng nhiều khi cũng có thể có 2 màu cùng trên một bông hoa.

Cách chăm sóc hoa hồng

Điều kiện ánh sáng

Cách chăm sóc hoa Hồng trong chậu đúng cách trước hết cần phải chọn loại đất tơi xốp, giá thể có độ thoát nước tốt để nước tưới không bị ứ đọng làm hư bộ rễ.

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Nên để chậu hoa hồng ở nơi có ánh sáng vừa đủ

Bạn cần chú ý quan sát lựa chọn hướng ánh sáng để đặt vị trí của chậu cây hay trồng cây, cần phải lựa chọn địa điểm là nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng. Nếu thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa Hồng sẽ không đủ điều kiện ra hoa, cây dễ mắc bênh, chất lượng hoa xấu, kém năng suất.

Lựa chọn chậu

Trồng cây hoa Hồng cần lựa chọn những chậu cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men thì chọn chậu cỡ số 4. Nên đóng hộc bằng gỗ hoặc trồng trực tiếp xuống đất là tốt nhất. Khi đã lựa chọn được chậu trồng phù hợp rồi nên đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút.

Tỉa cành

Người ta thường tỉa cành cho hoa hồng trong mùa Đông, trễ nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu bạn không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa hoa thì cứ giữ yên chờ hết mùa hoa thì cắt bỏ hoa (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ hoa xuống gốc/cắt tỉa bớt tùy chiều cao của cây. Lưu ý: Nếu cắt tỉa lá quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau). Chừa lại những cành mùa trước không có hoa.

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Hoa hồng được chăm sóc đúng các sẽ cho hoa to và đẹp

Bón phân

Mỗi năm bón phân 2 lần cho cây vào cuối mùa Đông và đầu mùa Xuân. Lượng phân bón thay đổi tùy theo kích thước của cây. Vùng có khí hậu ấm thì bón phân vào tháng 5-6, nơi lạnh thì tháng 6-7. Ngoài việc bón phân hóa học thì bạn có thể bổ sung thêm phân chuồng hoa mục cho cây.

Trên đây là những cách trồng hoa hồng trong chậu. Chúc các bạn sẽ có những chậu hoa hồng thật đẹp trong nhà nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *